Việc nắm bắt sản phẩm đối với người kinh doanh rất quan trọng, vì khách hàng thông thường chỉ mong muốn làm việc với những chuyên gia, những người có hiểu biết nhất định về sản phẩm, lĩnh vực ngành nghề mình đang kinh doanh. Những đơn hàng lớn chỉ đến khi khách hàng cảm giác tin tưởng vào sự tư vấn chính xác từ người bán hàng. Nếu bạn không nắm rõ về sản phẩm và tư vấn không chính xác, điều đó có nghĩa việc tìm kiếm đơn hàng cũng sẽ khó khăn hơn.
Quy trình 9 bước đào tạo về sản phẩm:
Bước 1: Học tên sản phẩm, logo và slogan: hiểu ý nghĩa logo, màu sắc, ý nghĩa slogan.
Bước 2: Hiểu về công năng và lợi ích sản phẩm mang đến cho khách hàng. Lợi ích cần liệt kê 3 đến 5 đặc điểm lợi ích, và tương đương với những lợi ích đó là những câu chuyện đi kèm.
Bước 3: Nguồn gốc, xuất xứ và chất lượng. Cần liệt kê ra dẫn chứng rõ ràng và ví dụ chất lượng sản phẩm được minh chứng như thế nào.
Bước 4: Giá, chính sách ưu đãi.
Bước 5: Thành phần mẫu mã kiểu dáng bao bì. Giải quyết được câu hỏi Why, tại sao có công dụng đó, tính năng đó.
Bước 6: Hướng dẫn sử dụng.
Bước 7: Đối tượng sử dụng là ai, phải nắm phần này những lưu ý là gì...
Bước 8: Chế độ bảo hành. Bảo hành khác một chút giá thành đã khác nhau.
Bước 9: Dịch vụ hậu mãi.
Chú ý: Chỉ cần tập trung trả lời câu hỏi Why chúng ta sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề. Ví dụ: Tại sao cái áo này mắc hơn cái áo kia? Tại sao bản lề giảm chấn A mắc hơn B?...