Nguyên tắc 1 - Tính liên tục:
Nguyên tắc này rất quan trọng trong việc phát triển tính cách quen thuộc, khả năng chịu áp lực, hình thành thói quen.
Tôi lấy ví dụ như thế này, bộ phận kinh doanh Vinahardware có một khâu đó là nhận email và phản hồi gọi điện hoặc email lại ngay lập tức tới khách hàng trong vòng 3 phút, đồng thời là người trả lời cuối cùng. Điều gì sẽ xảy ra nếu khách hàng gửi email nhiều lần mà không được phản hồi?
- Khách gửi email lần một, nhân viên trả lời chậm.
- Khách gửi email lần 2, nhân viên trả lời chậm.
- Thậm chí khách gửi email lần 3 nhân viên không trả lời.
Điều này sẽ làm khách hàng không muốn làm việc với chúng ta nữa, vì bản thân người khách đó không nắm bắt được chúng ta có muốn làm việc với họ hay không, và cách làm việc chậm chạp làm họ sẽ tìm đối tác khác.
Và điều gì sẽ xảy ra khi nhân viên Vinahardware nhận được email và phản hồi tới khách hàng ngay, gọi điện thái độ thân thiện, nhiệt tình?
- Khách gửi email lần 1 trả lời nhanh.
- Lần 2 hỏi giá trả lời nhanh và nhiệt tình.
- Lần 3 nhờ tư vấn trả lời nhanh và nhiệt tình.
...
Điều này làm cho khách hàng cảm giác yên tâm tin tưởng, và cảm giác hạnh phúc trong lòng họ. Và họ tin chắc rằng các thắc mắc của họ khi làm việc với Vinahardware sẽ luôn được giải quyết và sẽ có giải pháp. Và niềm tin rất quan trọng, niềm tin uy tín sẽ chiến thắng tất cả.
Việc này có thể áp dụng trong các nguyên tắc đào tạo, việc đào tạo cần được liên tục hàng năm, hàng tháng, hàng ngày, hàng giờ. Tạo nên một văn hóa đào tạo.
+ Lịch họp mặt hàng tuần, cố định giờ giấc.
+ Nội dung bàn về các bài đào tạo mới.
+ Các kinh nghiệm đúc kết trong công việc hàng tuần, rút ra từ các cá nhân là gì.
+ Tặng sách cho những nhân viên thành tích tốt, và yêu cầu đọc sách chia sẻ những điều nhận ra được đến các thành viên khác.
+ Tặng quà cho công tác học hỏi.
Nguyên tắc 2 - Gia tăng thử thách:
+ Việc gia tăng thử thách sẽ giúp các cá nhân phát triển bản thân mà khi đến một điểm nào đó họ sẽ cảm thấy không ngờ năng lực họ tăng nhanh, kiến thức nội tại tăng.
+ Việc gia tăng thử thách theo từng thời điểm giúp nhân viên bớt áp lực.
Ví dụ: đặt mục tiêu gia tăng doanh số, đặt mục tiêu rèn luyện ngôn ngữ, đặt mục tiêu cải thiện khả năng quản lý 5 người, quản lý 10 người, quản lý 20 người...tìm mọi cách thúc đẩy thành viên gia tăng thách thức liên tục. Và hiểu một điều chỉ khi nào đối diện với thách thức thì mới biết năng lực mình nằm ở đâu.
Nhân Tiến - Vinahardware